Thông tin - Sự kiện

Đồng loạt nổi dậy tiến công địch mở rộng vùng giải phóng

30/04/2015 02:08:55 PM
Màu chữ Cỡ chữ


Năm 1971-1972, trên chiến trường miền Nam, ta giành được thắng lợi to lớn. Quân chủ lực ngụy Sài Gòn được coi là xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã bị quân giải phóng tiêu diệt từng chiến đoàn, lữ đoàn, đánh quỵ từng sư đoàn ở đường 9 Nam Lào và chiến trường biên giới Campuchia - Nam Bộ. Chương trình “bình định” của Mỹ-Thiệu một lần nữa đang bị phá sản. Trước tình hình đó. Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, để giành thắng lợi to lớn có tính chất quyết định, tiếp tục đưa cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.

 


 Đồn Giáp Nước, xã phú Mỹ, huyện Cái Nước, bị ta tiêu diệt năm 1972.

 

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và Chỉ thị 13/CT của Trung ương Cục: “...chuẩn bị tiến hành nổi dậy phá “bình định”. Tháng 3/1972, Tinh ủy mở hội nghị để nhận định, đánh giá chính xác tình hình ta và địch trong tỉnh. Hội nghị đã thống nhất đánh giá: “So sánh lực lượng trên chiến trường Cà Mau đang thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Chủ lực của vùng 4 chiến thuật có khả năng phải rút đi”. Trên cơ sở đánh giá đó, Tỉnh ủy chủ trương: Phát huy cao độ thế tiến công của ta, đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy, lấy vùng thị xã, thị trấn, chi khu làm phương hướng tấn công chủ yếu.
 

Về phía địch, đầu năm 1972, Vùng 4 chiến thuật chúng phân chia khu vực và bố trí lại lực lượng, bước vào cuộc phiêu lưu mới, đó là tiếp tục “bình định U Minh” lần thứ 4, cố gắng lập lại những vùng đã mất. Lần này, địch tập trung lực lượng gồm Sư đoàn 21, hai Trung đoàn 14, 16 thuộc Sư đoàn 9, Liên đoàn biệt động quân với quân bảo an, dân vệ, phòng vệ, cảnh sát và một chi đoàn thiết giáp, nâng quân số ở chiến trường Cà Mau trên 10.000 tên. Chúng bố trí chu lực ở 4 hướng: Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình. Ngày 10/3/1972, địch thực hiện kế hoạch gom dân vào “ấp tân sinh” ở 3 huyện Cái Nước, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Nhân dân và nhiều gia đinh cơ sở ta kiên quyết chống cự, bị chúng cưỡng ép, đánh đập, đốt phá thẳng tay.
 

Trước tình hình trên, cấp ủy Đảng ở các tuyến bị địch gom dân gấp rút chỉ đạo và triển khai lực lượng an ninh, quyết tâm bám trụ và bám cơ sở. Các đơn vị B2, B3 của Ban an ninh tỉnh, huyện đã xây dựng và sử dụng nhiều cơ sở trong đội ngũ địch, kể cả trong lực lượng cảnh sát, tình báo, phòng vệ dân sự để phục vụ cho công tác diệt ác phá kìm, đưa nhân dân về vùng giải phóng...
 

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy: Kiên quyết đánh bại kế hoạch “bình định” của đich, đẩy mạnh 3 mũi tiến công và nổi dậy đồng loạt...mở mảng, mở vùng xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang ở địa phương. Tỉnh ủy quyết định sử dụng lực lượng địa phương phối hợp với lực lượng Quân khu mở màn chiến dịch tấn công địch trên khắp chiến trường. Các cấp ủy, ban ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền phát động quần chúng nổi dây và chuẩn bị vât chất, hậu cần đảm bảo đủ sức cho các đợt tấn công.
 

Ngày 07/4/1972, quân dân Cà Mau mở màn tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường. Ngay trong những ngày đầu, toàn tỉnh đã tiến công, bao vây gần 100 đồn bót. Trong 7 ngày vào đợt, lực lượng vũ trang 3 thứ quân kết hợp chặt chẽ với lực lượng chính trị của quần chúng đã tiêu diệt và bức rút 46 đồn, phá vỡ bộ máy kìm kẹp của địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ. Quân dân huyện Trần Văn Thời loại khỏi vòng chiên đấu 200 tên, thu 100 súng, giải phóng hoàn toàn 5 ấp, đưa 2.500 dân thoát khỏi vòng kìm kẹp của địch trở về ruộng vườn cũ. Những cuộc nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng ở Bình Hưng, Bảy Háp, Châu Thành, Thới Bình... làm nhiều “ấp tân sinh", đồn bót và các ban tề xã bị tấn công, làm vô hiệu hóa hoạt động của chúng.
 

Tinh thần của binh sĩ và ngụy quyền dao động cực độ, nhiều tên bỏ việc, bỏ ngũ ra thú tội, trình diện với Cách mạng. Địch phải ra lệnh cấm trại, đình chỉ việc “bình định” để cũng cố việc phòng thủ. Ngày 05/4/1972, lực lượng an ninh huyện Thới Bình, do đồng chí Trần Hữu Hạnh (Út Hạnh) chi huy, bắt tên phó ấp phụ trách an ninh và 9 tên phòng vệ dân sự thu 3 súng và một số lựu đạn. Sau khi giáo dục cảnh cáo, ta thả hết 10 tên và bắt chúng làm cam kết hứa quay về làm ăn lương thiện. Việc làm nhân đạo của lực lượng an ninh Thới Bình đã tác động đến tinh thần, tư tưởng bọn ngụy quân, ngụy quyền trong huyện và các huyện xung quanh. Đặc biệt, trong thời kỳ này, ta đã phát huy tối đa vai trò của công tác binh vận, đẫ vận động làm tan rã 3.800 binh sĩ, trong đó có quân địa phương gồm 3.000 tên (nhiều nhất là đầu năm 1972). Trong đợt này, hầu hết các vị trí địch trong tỉnh đều bị tấn công, đồn nào, cứ điểm nào cũng có gia đình binh sĩ giáo dục chồng, con, em... trở về với Cách mạng. Đây là kết quả của quá trình làm công tác binh vận linh hoạt bám sát tình hình địch của Tỉnh ủy. Trong thời gian thực hiện “bình định” ác liệt (1969-1971), do thiếu lực lượng, chúng tập trung bất lính ồ ạt, tổ chức phòng vệ “úp bộ”. Tỉnh ủy chỉ thị: Tranh thủ thời cơ địch bắt lính ồ ạt để phát triển lực lượng ta trong lòng dịch. Tập trung mọi khả năng đánh bại quân ngụy và phá lực lượng bán vũ trang. Chú ý giáo dục và huy động tối đa gia đình binh sĩ, kể cả gia đình ở ngoài tỉnh, nhất là khi chiến trường sôi động, mũi binh vận phải sử dụng cơ sở phối hợp với lực luowjcng vũ trang diệt đồn mở mảng, phá “ấp chiến lược”, giành dân, giành quyền làm chủ trên diện rộng... Đặc biệt, về xây dựng cơ sở nội tuyến, Ban binh vận tỉnh, huyện phối hợp với cấp ủy và binh vân xã giáo dục đảng viên trẻ, đoàn viên và thanh niên nòng cốt tạo thế hợp pháp cho địch bắt lính khi chúng bình định lấn chiếm. Nhờ chủ động chuẩn bị trong 2 năm 1969 và 1970, dù địch bắt lính ồ ạt nhưng ta vẫn xây dựng gần500 người là cơ sở của ta trong lòng địch (cả cũ và mới). Điển hình như ở xã Tân Lộc có 13 đồn thì mỗi đồn có từ 3 đến 5 cơ sở và từ 7 đến 10 đối tượng cảm tình do gia đình binh sĩ xây dựng giao cho ta. Riêng thời điểm tấn công và nổi dậy năm 1972, mũi binh vận sử dụng trên 200 cơ sỏ trong lòng địch khởi nghĩa và kết hợp với nội ứng diệt 67 đồn (34 đồn khởi nghĩa, 33 đồn nội ứng).
 

Quân ta củng tiêu diệt gọn trận địa pháo. Phối hợp với các lực lượng tiến công chi khu, các tổ săn tàu đã đánh vào đoàn tàu địch diệt tại chỗ 4 chiếc trên kinh xáng Thới Bình - Chắc Băng. Đế cứu nguy cho quận lỵ chi khu Thới Bình, bọn địch ở thị xã Cà Mau vội đưa 2 tiểu đoàn nhảy dù xuống một địa điểm cách chi khu 3 km để giải tỏa. Vừa đổ quân xuống, chúng đã rơi vào trận địa phục kích của ta, bị tiêu diệt nhiều tên ngay từ phút dầu. 5 giờ chiều cùng ngày, địch dùng một giang đoàn từ Cà Mau đưa quân cứu viện. Cả đoàn tàu tiếp tục rơi vào ổ phục kích của đơn vị săn tàu. Quân ta nổ súng tiến công chặn đầu, khóa đuôi tiêu diệt thêm 8 tàu, 3 chiếc hư nặng, số còn lại tháo chạy.
 

Chiến thắng ngày 10/6/1972 ở Chi khu Thới Bình là chiến thắg lớn nhất trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Cà Mau, nói lên bước trưởng thành mới của quân giái phóng. Chiến thắng Thới Bình càng làm cho tinh thần quân địch hoang mang dao động hơn, ngược lại nó đã động viên mạnh mẽ khí thế tiến công của quân dân trong tỉnh. Từ đó, các địa phương vận dụng 3 mũi giáp công, tiếp tục gỡ được nhiều đồn bót, nhiều mảng “ấp chiến lược”, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng thêm vùng giải phóng. Tính đến cuối năm 1972, quân dân tỉnh nhà đã loại ngoài vòng chiến đấu 15.672 tên địch, trong đó có 13 tên Mỹ; bắn rơi và bắn bị thương 38 máy bay, bắn chìm và cháy 97 tàu chiến (có 3 tiểu pháo hạm), phá hủy 24 xe quân sự, đốt cháy 2 kho đạn; bức rút, bức hàng 215 đồn bót, trong đó có 2 chi khu quan trọng. Ta giải phóng 283 ấp, trong đó có 6 xã, giải thoát 293.000 dân trở về xã, ấp cũ. Vùng giải phóng trải rộng thành thế liên hoàn, huyện liền huyện, xã liền xã... Đặc biệt, vùng địch kìm chặt trước đây phần lớn chuyển thành vùng tranh chấp. Công tác binh vận được đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tích, phát triển được nhiều cơ sở trong các đồn bót, vận động làm tan rã được nhiều lực lượng địch. Nổi bật nhất là phong trào quần chúng làm công tác binh vận.
 

Tháng 11/1972, Trung đội nữ pháo binh hụyện Cái Nước được thành lập, cùng với các đội pháo binh nữ ở các huyện Châu Thành, Trần Văn Thời phối hợp với các binh chủng tiến hành công đồn và bẻ gãy nhiều trận càn của địch.
 

Trong thời gian này, Đảng bộ thực hiện phương châm: “Vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng cách mạng”. Năm 1972, Đảng bộ đã phát triển được 1.257 đảng viên mới, qua đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, đồng thời củng cố các chi bộ hoạt động trong vùng địch kiểm soát; phát triển gần 2.000 đảng viên, 6.933 thanh niên giải phóng, gần 7.000 hội viên nông dân, phụ nữ. Các đoàn thể trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng được mở rộng, các tổ chức cơ sở đươc củng cố, làm nòng cốt cho các phong trào sản xuất, xây dựng ấp, xã chiến đấu, tòng quân giết giặc và hoạt động văn hóa, xã hội.
 

Tỉnh ủy xác định vùng giải phóng vừa là hậu phương vừa là tiền phương, địch đến là đánh, địch đi là sản xuất. Ở vùng tranh chấp, ban ngày, địch bung ra càn quét đánh phá, ban đêm nhân dân sản xuất, thực hiện khẩu hiệu: “Một tấc không đi, một ly không rời”, bám ruộng vườn sản xuất cũng là đánh giặc. Năm 1972, nhân dân trong vùng giải phóng làm được 68.000 ha ruộng, đắp dược 1.172 đập ngăn nước mặn bảo vệ mùa màng, đóng góp cho chính quyền cách mạng 175.000 giạ lúa nuôi quân, với hàng trăm triệu đồng đóng góp vào Quỹ đảm phụ quốc phòng, về văn hóa, xã hội, ấp nào cũng có trường học, xã nào cũng có trạm y tế, nhà hộ sinh. Toàn tỉnh có gần 500 trường học và rất nhiều lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Các đội văn công, đội chiếu phim lưu động thường xuyên phục vụ cho các chiến sĩ ngoài mặt trận cũng như đồng bào ở hậu phương. Báo Cà Mau và tạp chí văn nghệ Lúa Vàng ra đều đặn, kịp thời đưa tin về chiến thắng quân sự, về những thành tích xây dựng và củng cố vùng giải phóng nêu cao những tấm gương chiến đấu và sản xuất của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng động viên tinh thần cho cả tiền tuyến lẫn hậu phương.
 

Năm 1972 là năm Cà Mau có sự cố gắng cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp và các ngành trong tỉnh. Tỉnh đã mở các trường chính trị, y tế, sư phạm, quân chính, tài chính và các lớp bồi dưỡng cho cán bộ của các cơ sở Đảng và đoàn thể quần chúng: nông hội, thanh niên, phụ nữ. Tỉnh cũng mở nhiều lớp ngắn hạn để bồi dưỡng và cung cấp cán bộ kịp thời theo yêu cầu phát triển của phong trào chiến đấu và xây dựng của tỉnh.
 

 

NT

Các tin khác

  • (04/05/2015)
  • (27/04/2015)
  • (27/04/2015)
  • (27/04/2015)
  • (27/04/2015)
  • (27/04/2015)
  • (27/04/2015)
  • (26/04/2015)
  • (26/04/2015)
  • (26/04/2015)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối