Thông tin sự kiện

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động việc làm

11/10/2022 09:57:08 AM
Màu chữ Cỡ chữ

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, theo dõi chặt chẽ tình hình lao động việc làm, giúp người dân Cà Mau nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo thông qua quảng cáo, mời gọi đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ, lương cao”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố Cà Mau tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động việc làm.
 

Tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động việc làm đến mọi tầng lớp nhân dân, hạn chế tối đa người lao động tự xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.
 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, thông tin về các trường hợp công dân Việt Nam bị lôi kéo, lừa sang Campuchia theo con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp để làm việc trong các sòng bài, cá độ, xổ số, cơ sở game online. Khi đến nơi làm việc, các nạn nhân mới biết công việc, đãi ngộ không như quảng cáo, họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc (từ 15-16 tiếng/ngày), nếu không sẽ bị đánh đập. Trên cơ sở tin báo của các nạn nhân, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã khẩn trương liên hệ, đề nghị cơ quan chức năng của Campuchia tiến hành giải cứu và hỗ trợ được một số nạn nhân về nước. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực sự được giải quyết triệt để.

Trước tình hình trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp tuyển chọn, cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài và phối hợp theo dõi, thực hiện tuyển chọn, cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động việc làm đến mọi tầng lớp nhân dân, hạn chế tối đa người lao động tự xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài bằng các hình thức khác nhau dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương không kịp thời nắm bắt thông tin, bị động trong công tác quản lý, người lao động không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, dễ bị lợi dụng, bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Thường xuyên theo dõi tình hình lao động việc làm trên địa bàn, kịp thời nắm bắt tình hình lao động rời khỏi địa phương đi làm việc ngoài tỉnh, ngoài nước; cập nhật đầy đủ tình hình việc làm của người lao động vào phần mềm quản lý lao động để theo dõi, quản lý. Thông tin kịp thời cho người dân nắm, cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, cá nhân hoạt động tuyển dụng trên mạng không có địa chỉ hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia qua đường tiểu ngạch. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là những người lạ, người không thân quen.

Khi phát hiện người lao động có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (lao động chui, vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài), đề nghị UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động gia đình người lao động cam kết, động viên người thân của mình về nước theo quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp đã tuyên truyền và gia đình người lao động đã cam kết vận động người thân về nước thì kiểm tra thực tế việc thực hiện cam kết của gia đình, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương.

NT

Các tin khác

  • (08/08/2023)
  • (19/07/2023)
  • (18/07/2023)
  • (30/06/2023)
  • (21/02/2023)
  • (13/10/2022)
  • (07/07/2022)
  • (14/02/2022)
  • (21/07/2021)
  • (25/06/2021)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối