Điều kiện kinh tế - Xã hội

Nông nghiệp

15/08/2022 10:53:48 AM
Màu chữ Cỡ chữ

Sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở vùng trọng điểm để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường.

 


Người dân Cà Mau đang chuyển dâng từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
 

Năm 2021, diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh đạt 100.083 ha. Tổng sản lượng lúa đạt 459.014 tấn, đạt 91,8% kế hoạch và tăng 2,72% so cùng kỳ. Trong đó, lúa vụ mùa 2020 - 2021 (lúa tôm và lúa mùa), năng suất đạt 1,89 tấn/ha, sản lượng 54.916 tấn; lúa đông xuân 2020 – 2021, năng suất đạt 6,517 tấn/ha, sản lượng 232.828 tấn; lúa hè thu 2021, năng suất 5,03 tấn/ha, sản lượng 171.270 tấn. Với sản lượng này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực trong tỉnh, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường để phát triển kinh tế.

Tỉnh Cà Mau đã xây dựng vùng nguyên liệu lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị trên đất lúa - tôm, liên kết tiêu thụ sản xuất lúa hữu cơ với các công ty và hợp tác xã. 

Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, bền vững đã và đang được nhân rộng như nuôi kết hợp nhiều loài thủy hải sản trên cùng một diện tích, nuôi cá đồng dưới tán rừng, nuôi cá hồ ao, nuôi luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, trồng hoa màu sau thu hoạch lúa…
 



Mô hình trồng màu sau thu hoạch lúa của người dân huyện Trần Văn Thời.
 

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tuy được ngành chức năng quan tâm chỉ đạo nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, do điều kiện đặc thù địa phương nên chủ yếu chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ, chưa có nhiều mô hình tập trung có hiệu quả, chưa mang tính chất công nghiệp. Do đó, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. 

Năm 2021, đàn heo xuất chuồng ước khoảng 160.000 con, đạt 80% so kế hoạch, đạt 93,98% so cùng kỳ. Đàn gia cầm xuất chuồng đạt 4.500.000 con, đạt 100% so kế hoạch. Sản lượng chăn nuôi heo giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do bệnh dịch tả heo châu Phi nên việc tái đàn chậm do giá cả con giống tăng cao. Công tác kiểm soát, giết mổ gia súc 153.070 con; gia cầm 125.461 con và xử lý 5.599 kg thịt, phủ tạng không đủ phẩm chất. Công tác tiêm phòng trên gia súc đã tiêm 70.494 liều tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, dại, lở mồm long móng và 354.108 liều vaccine trên gia cầm.
 



Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhỏ, lẻ.
 

Đăng ký kê khai sản xuất ban đầu trên lĩnh vực chăn nuôi: Tổng số lượng đăng ký kê khai đạt 733.830 con (tổng đàn gia cầm: 647.530 con; tổng đàn heo: 70.999 con). Tổng số lượng đăng ký kê khai sản xuất ban đầu đối với lĩnh vực chăn nuôi đạt 15,3% so với tổng đàn năm 2021.

Hiện tại, tỉnh Cà Mau đang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai và hướng dẫn các huyện, thành phố Cà Mau rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu cụ thể của địa phương.

NT

Các tin khác

  • (15/08/2022)
  • (14/08/2022)
  • (26/10/2019)
  • (25/10/2019)
  • (24/10/2019)
  • (24/10/2019)
  • (24/10/2019)
  • (24/10/2019)
  • Trang đầu 1 Trang cuối