Khoa học - Kỹ thuật

Hướng dẫn số biện pháp cơ bản trong phòng, chống đối với các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh

22/05/2020 04:48:39 PM
Màu chữ Cỡ chữ


Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan báo, đài trong tỉnh, UBND các huyện và thành phố Cà Mau tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong tỉnh chủ động phòng, chống thiên tai khi mùa mưa, bão sắp đến. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau đăng tải nội dung Hướng dẫn số biện pháp cơ bản trong phòng, chống đối với các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh do Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành.
 



Người dân phải chủ động phòng chống thiên tai, không nên trông chờ, ỉ lại vào sự trợ giúp của nhà nước.


I.    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

1.    Chằng chống nhà cửa phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới:


Chủ động chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm để phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Một số biện pháp chằng chống nhà cửa như sau:

1.1. Dùng giằng chữ A và dây neo để chống tốc mái, sập nhà đối với nhà có mải lợp tôn, fibro xỉ măng, mái lá:

- Đặt các thanh chặn ngang bằng tre, tràm, gỗ, thép,... đè lên mái cách nhau khoảng 1 mét.

- Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau khoảng 2,5 m, buộc thanh chặn ngang vào giằng chữ A.

- Dùng dây thừng hoặc dây thép có đường kính từ 4 mm trở lên neo giằng theo 2 phương vuông góc nhau vào các cọc đóng sâu xuống đất 1-1,5

 


- Riêng đối với trường hợp nhà mái lá thì đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái nhà trước khi thực hiện các  bước như trên.
 


1.2. Chống tốc mái tôn>fìbro xi măng bằng bao cát:

Xếp trực tiếp các bao cát lên mái, bao cát đóng lỏng trọng lượng khoảng 15-20 kg, đặt ép sát mái lên đầu tấm hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng l ,5 m ở vùng giữa mái, 1 m ở xung quanh mái (tốt nhất đặt gần các xà gồ hoặc vì kèo).

 


- Bước 1: Chèn vữa xi măng cát với tỷ lệ 1:3 gắn các viên ngói khoảng 3-4 hàng xung quanh mái.
 


1.3. Chằng chống nhà mái ngói: Buộc chặt đòn tay, rui, mè bằng dây thép đường kính 1 - 2mm (có thể đóng đinh), sau đó chèn vữa xi măng - cát (tỷ lệ 1 - 3) gắn các viên ngói ở 3 - 4 hàng ngói xung quanh mái, xây con lươn mái: đỉnh mái, dọc phần giáp tường, cụ thể với 5 bước như dưới đây:
 


- Bước 2: Xây bờ nóc bàng cách chèn vữa xi măng - cát (còn gọi là hồ) với tỷ lệ i:3.
 


- Bước 3: Xây bờ chảy mái gồm 01 hàng gạch đôi, 01 hàng gạch đơn, vữa xi măng - cát với tỷ lệ 1:3.
 


 

- Bước 4: Xây con chạch mái gồm 01 hàng gạch đơn, vữa xi măng cát với tỳ lệ 1:3 cách nhau khoảng 1,5 m.

 


 

- Bước 5: Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau.

2. Neo đậu tàu thuyền tránh trú bão:


Để  đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trong mùa mưa bão, chủ tàu, thuyền trưởng cần phải biết cách neo đậu tàu thuyền đúng chỗ, đúng cách. Một số kỹ thuật neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão:

* Neo đậu trong các khu neo đậu tránh trú bão:

- Tốt nhất là neo đậu tàu một mình riêng biệt, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với bất cứ vật gì và không bị mắc cạn.

Thả 01-02 neo trước mũi tàu, chiều dài dây neo bằng 5 - 7 lần độ sâu nơi thả neo.

- Nếu trong khu neo đậu có các phao bù, hoặc cọc neo buộc tàu, tàu buộc chặt dây neo mũi vào phao bù hoặc cọc neo và xông dây neo ra một khoảng độ dài 5 - 7 m, sau đó thả thêm neo đằng lái. Nếu không có phao bù hoặc cọc neo và có nhiều tàu neo đậu, thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào các vật sẵn có trên bờ và thả thêm 02 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 03 tàu liền nhau và giữa các tàu phải có đệm chống va và dây liên kết.

 

                                 


* Neo đậu ở đầm, ven cửa sông, ven biển:

- Chọn nơi khuất gió và có nền đáy là cát, cát pha sét hoặc sét, neo một mình cách biệt với các tàu khác và cách xa các vách đá và các chướng ngại vật khác, thả 01-02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 - 7 độ sâu nơi thả neo. Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ cách xa mép nước càng tốt, kê kích, chằng buộc chắc chăn hoặc tháo máy đưa lên bờ, đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.

- Sử dụng neo Hall (còn gọi là neo đầu bò) để neo đối với tàu vỏ thép, hoặc tàu có kích thước lớn, có tời thu neo và neo Hải quân cho các tàu vỏ gỗ có chiều dài dưới 20 m; mỗi tàu cá phải trang bị ít nhất 02 neo.

- Khi neo đậu tàu cần lưu ý: Ờ những bến bãi không có cầu tàu thì neo đậu tàu thuyền theo hướng thẳng góc với bờ, giữ cho khoảng cách giữa các tàu thuyền đủ rộng để tránh va đập vào nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu thuyền theo hướng song song với bờ, vì như thế tàu thuyền rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật úp tàu. Thả cả neo đáy và neo bờ để giữ cho tàu thuyền cố định. Sử dụng các lốp (vỏ) xe hơi cũ treo ở thành tàu thuyền, mạn tàu thuyền và cả ở mũi tàu thuyền để hạn chế va đập vào nhau và va đập vào cầu tàu. Không neo đậu tàu thuyền dưới hoặc bên cạnh các cầu giao thông, không lấy trụ cầu để buộc neo.

3. Dự trữ vật tư, nhu yếu phẩm.

Khi tiếp nhận thông tin bão, áp thấp nhiệt đới có khả ảnh hưởng đến tỉnh Cà Mau, người dân cần chủ động dự trữ lương thực, thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại dụng cụ đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp quẹt, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng phòng trường hợp có dịch bệnh,...

4. Di dời, sơ tán.

* Đối với người dân:

- Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh và hướng dẫn của chính quyền địa phương trong trường hợp có lệnh di dời, sơ tán.

- Chủ động di dời những tài sản có giá trị, di chuyển thân trong gia đình đến nơi an toàn ưu tiên di chuyển trước người già, trẻ em, người có sức khỏe kém, người tàn tật, phụ nữ mang thai và có con nhỏ của gia đình (di dời đến nơi kiên cố, nhà người thân ở khu vực an toàn,...).

* Đối với UBND cắp xã:

- Phổ biến kịp thời những thông tin, chỉ đạo của địa phương cho người dân biết càng sớm càng tốt, kể cả kế hoạch sơ tán để người dân biết và thực hiện đúng.

- Cử cán bộ cùng với người dân giữ gìn tài sản cho nhân dân để người dân an tâm sơ tán.

5. Chủ động trong sản xuất:

Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản nuôi trồng trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại.

II.    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DÔNG, LỐC, GIÓ MẠNH

1. Khi đang ở trên biển:


- Khi thấy ổ mây dông thì toàn bộ thuyền viên trên tàu phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển; thuyền trưởng nhanh chóng điều khiển tàu trở vào bờ (nếu gần bờ) hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

- Thường xuyên liên lạc với bờ (gia đình, lực lượng Biên phòng, Đài Thông tin duyên hải,...), các tàu thuyền hoạt động lân cạn qua các kênh thông tin hiện có để thông tin kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

2. Khi ở trên đất liền:

- Chủ động chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc (phương pháp chằng chống nhà thực hiện như hướng dẫn đối với chằng, chống nhà chống bão).

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây bị mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện của gia đình,...

- Khi trời mưa lớn kèm theo dông thì chủ động sơ tán người già, phụ nữ và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn. Khi xảy ra lốc xoáy mọi người phải tìm những nơi kiên cố để tránh trú; không núp dưới tán cây, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÉT

- Khi đang ở ngoài trời: Tuyệt đối không trú mưa dưới các cây cao, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt...; ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương; nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.

- Khi đang ở trong nhà: Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bê nước, vòi nước; không nên dùng điện thoại; nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông; nên tránh xa các đường dây điện thoại, dây điện và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1 m.

- Khi như bạn cảm thảy lông, tóc bị dựng lên: Ở trường hợp này rất có thể sẽ bị sét đánh bất cứ lúc nào, do đó, cần lập tức cúi người xuống, chụm hai chân lại làm một và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRIỀU CƯỜNG, NƯỚC DÂNG

- Căn cứ vào mực nước triều cường lịch sử theo dự báo của ngành chức năng, chủ động nâng cao nền nhà đảm bảo không bị ngập nước, nếu không có điều kiện kinh tế thì xem xét địa hình để xây tường chắn bao quanh nhà hoặc đắp cao bờ bao trong phần đất của mình để đề phòng nước tràn vào nhà; đắp tôn cao bờ bao, khuôn hộ đề phòng nước tràn qua, gây bể bờ bảo vệ sản xuất, tránh thất thoát, thiệt hại. (Tất cả những việc trên hoàn thành trước trước tháng 09 dương lịch).

- Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo triều cường của các ngành chức năng, trong trường hợp triều cường, nước dâng được dự báo cao bất thường thì tiếp tục gia cố bờ bao, khuôn hộ đảm bảo cao hơn mực nước dự báo ít nhất 20 cm, đặc biệt đề phòng trường hợp triều cường, nước dâng vào ban đêmề

- Ngoài ra, trước mỗi đợt triều cường, người dân cần chủ động kiểm tra an toàn các thiết bị sử dụng điện và hệ thống điện gia đình, hàng hóa, vật tư; sắp xếp giấy tờ, đồ đạc và tài sản ở những nơi cao ráo.

 


V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ ĐẤT

- Luôn cảnh giác cao với nguy cơ sạt lở nếu sống gần bờ sông, bờ biển. Nếu thây có nguy cơ, dấu hiệu sạt lở đất, cân nhanh chóng di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn và thông tin nhanh đến chính quyền địa phương biết để xử lý.

- Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường (vết nứt, tiếng kêu răn rắc, sự chuyển động của nền đất,...).

- Không xây dựng nhà cửa, công trình, bến bãi,... sát mép bờ sông, kênh rạch làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu dễ dẫn đến sạt lở đất.

- Không neo đậu tàu thuyền, xà lan trái phép gây hư hại cây rừng, bờ sông, đê biển.

- Không chặt phá rừng; trồng cây chống sạt lở dọc theo mép bờ sông, kênh rạch trong phạm vi đất của gia đình;

- Chấp hành chủ trương di dời dân phòng, tránh sạt lở đến nơi tái định cư an toàn theo quy hoạch của chính quyền địa phương.

VI. PHƯƠNG CHÂM 4 TẠI CHỖ

1.Chỉ huy tại chỗ


1.1. Đối với chính quyền địa phương:

Yêu cầu đầu tiên được đặt ra là phải xác định bộ máy chỉ huy tại địa bàn đê chỉ đạo tất cả các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ thiên tai để đảm bảo các hoạt động diễn ra kịp thời, có kế hoạch và hiệu quả cao. Một số nhiệm vụ của chỉ huy tại chỗ, đặc biệt là xã, phường, thị trấn, bao gồm:

- Phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở địa phương.

- Khi thiên tai xảy ra, chỉ đạo việc huy động mọi nguồn lực tại chỗ để ứng phó.

- Tùy theo diễn biến của thiên tai mà người chỉ huy ra các mệnh lệnh cho phù hợp để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và trực tiếp chỉ huy việc thực hiện.

- Sau thiên tai chỉ đạo việc đánh giá tình hình thiệt hại và khắc phục hậu quà.

1.2. Đối với hộ gia đình:

Dựa vào thông tin dự báo của các ngành chức năng và chính quyền địa phương, trước khi thiên tai xảy ra, mỗi hộ gia đình phải dự tính trước những vấn đề có thể xảy ra đối với gia đình mình; kiểm tra, thống kê lại những phương tiện, vật tư, các nhu yếu phẩm thiết yếu đã có hoặc phải chuẩn bị thêm để đối phó với thiên tai, phân công công việc cho các thành viên trong gia đình thực hiện chuẩn bị trước; chủ động tham gia cứu nạn, cứu hộ tại chỗ trong khi chờ lực lượng chức năng ứng cứu (nếu có thể).

2. Lực lượng tại chỗ:

2.1. Đối với chính quyền địa phương:

Khi thiên tai xảy ra thì việc sử dụng các lực lượng sẵn có tại địa bàn để ứng cứu, hỗ trợ là nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây thực chất là tự cứu mình, cứu giúp lẫn nhau, dựa vào sức mình là chính. Các lực lượng tại chỗ thường là dân quân, dân phòng, đoàn thanh niên, các đội xung kích, các lực lượng vũ trang, các đơn vị chuyên trách thường trực như bộ đội, công an đóng trên địa bàn. Các lực lượng này thường trực tại chỗ trước, trong và sau thiên tai và trực tiếp nhận lệnh từ người chỉ huy. Một số nhiệm vụ của các lực lượng tại chỗ bao gồm:

- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và tập hợp lực lượng tại chỗ để thực hiện việc ứng phó khẩn cấp như: chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, tham gia di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn, bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, tham gia việc tìm kiếm cứu nạn, tham gia cứu hộ các công trình phòng, chống thiên tai bị sự cố,...

- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe; tham gia khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm cư, tham gia giúp đỡ các gia đình bị nạn.

2.2. Đối với hộ gia đinh:

Trong công tác phòng chống thiên tai, với các hộ gia đình thì lực lượng tại chỗ là những lao động chính, những người có sức khỏe, nhanh nhẹn để có thể ứng phó trong thiên tai, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng cho các thành viên trong gia đình và sẵn sàng hỗ trợ chính quyền địa phương khi được huy động.

3. Phương tiện, vật tư tại chỗ:

3.1. Đối với chính quyền địa phương:

Là phương án chủ động chuẩn bị các phương tiện, vật tư, vật dụng sẵn có tại địa phương để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, đảm bảo ứng cứu nhanh và kịp thời, giảm nhẹ tới mức thấp nhất những hậu quả do thiên tai gây ra. Ngoài việc chuẩn bị vật tư do ngân sách nhà nước cấp, thì chính quyền địa phương còn cần tổ chức vận động trong nhân dân thực hiện phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm (tự nhân dân bỏ kinh phí, mua vật tư chằng chống nhà cửa, đóng góp vật tư (cừ tràm, đất, bao tải) để tu sửa đê bao, cho mượn nhà làm điểm tạm trú, cho mượn phương tiện thủy, bộ để di dời dân;...

3.2. Đối với hộ gia đình:

Yêu cầu mỗi hộ gia đình phải chủ động chuẩn bị các phương tiện, vật tư của gia đình (xe máy, xuồng, áo phao, dây thừng, dây chì,...) nhàm tự đảm bảo sử dụng cho gia đình khi có thiên tai xảy ra (đảm bảo an toàn, tự di dời,...).

4. Hậu cần tại chỗ:

4.1.Đối với chính quyền địa phương:

Là phương án chủ động về lương thực, thực phẩm, thuốc men,.. để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu đói, di dời, sơ tán dân,... khi có tình huống thiên tai xảy ra theo nguyên tắc chung là cơ bản đáp ứng các yêu cầu phục vụ tại chỗ trong lúc khẩn cấp trước khi có sự cứu trợ từ bên ngoài.

4.2. Đối với hộ gia đình:

Từng hộ gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch, chất đốt đảm bảo đủ dùng cho gia đình mình càng dài ngày càng tốt trước khi có sự cứu trợ.

VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

- Ngoài những biện pháp nêu trên, tùy theo diễn biến tình hình thực tế mà có các biện pháp phù hợp.

- Những năm gần đây, tình trạng hạn hán diễn ra theo xu hướng ngày càng gây gắt hơn, tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô (điển hình là mùa khô 2019 - 2020), do đó, cần khuyến cáo người dân chủ động mua sắm các dụng cụ chứa nước và dự trữ nước ngọt vào cuối mùa mưa 2020, đảm bảo đủ nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản.

 

Nguồn: Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau

Các tin khác

  • (29/11/2018)
  • (21/11/2018)
  • (15/11/2018)
  • (15/11/2018)
  • (13/11/2018)
  • (09/11/2018)
  • (05/11/2018)
  • (29/10/2018)
  • (26/10/2018)
  • (25/10/2018)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối