Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn
Ngày 01/8/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2122/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn.
Chú trọng trao đổi, trấn an bệnh nhân để họ có thể hiểu và chấp nhận bệnh tình của bản thân trước những triệu chứng của hậu Covid - 19.
Theo đó, một số tình trạng hậu Covid-19 thường gặp như: Hội chứng mệt mỏi kéo dài; biểu hiện ở cơ quan hô hấp, tim mạch; biểu hiện tâm thần (gồm các rối loạn lo âu, trầm cảm, stress sau sang chấn, mất ngủ).
Khi có biểu hiện mệt mỏi kéo dài kèm theo các triệu chứng ngủ không yên giấc, suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung, đau đầu, mệt mỏi gia tăng khi gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi, đau họng hoặc loét miệng, đau cơ hoặc khớp nhưng cơ khớp không sưng, nóng, đỏ,… cần kết hợp nhiều liệu pháp điều trị. Trong đó, chú trọng trao đổi, trấn an bệnh nhân để họ có thể hiểu và chấp nhận bệnh tình của bản thân; hướng dẫn bệnh nhân tập luyện thể dục theo cấp độ tăng dần; bệnh nhân có thể dùng các thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Aspirin giúp giảm đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp,…
Với biểu hiện ở cơ quan hô hấp như khó thở, ho kéo dài, đau ngực, cảm giác khó chịu trong lồng ngực, xơ phổi sau Covid-19…cần điều trị theo nguyên tắc phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị và chăm sóc; phục hồi chức năng hô hấp, cách tự kiểm soát và điều chỉnh các triệu chứng; tư vấn dinh dưỡng và các chăm sóc hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, sử dụng một số kỹ thuật phục hồi chức năng như: Kỹ thuật thở, tống thải đờm, giãn cơ, tập cơ hô hấp, tăng sức bền, sức mạnh cơ ngoại vi.
Để kiểm soát khó thở, bệnh nhân hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức, lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp (hít vào trước khi thực hiện hoạt động gắng sức, thở ra trong khi thực hiện hoạt động gắng sức). Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như nằm xấp, nằm nghiêng đầu cao, ngồi cúi đầu ra phía trước…Đồng thời, tiết kiệm năng lượng và kiểm soát mệt mỏi bằng cách xây dựng kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng, tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của người bệnh được cải thiện.
Ngoài ra, khi có triệu chứng khó thở, ăn uống trở nên rất khó khăn, do vậy, bệnh nhân nên ngồi thẳng lưng khi ăn; cần ăn và uống chậm rãi, hít thở đều; nên ăn vào thời điểm ít khó thở; ăn với lượng ít thực phẩm nhưng giàu năng lượng, nhiều protein, thường xuyên trong ngày; chọn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như thịt hầm, súp; tránh ăn thức ăn quá nóng, hoặc quá lạnh.
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định xếp hạng Đình An Trạch (Tân Trạch), ấp Xóm Chùa, xã Hòa Thành, TP. Cà Mau là di tích lịch sử cấp tỉnh.
- UBND tỉnh ban hành kế hoạch tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.
- Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành chức năng triển khai cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2023.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và triển khai nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải ở cơ sở 5 tốt”.
- Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỉnh Cà Mau đón trên 164.490 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2022.
- UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Cái Nước.
- Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông, bị thương 01 người, so với cùng kỳ giảm 02 vụ, giảm 03 người bị thương.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tăng cường triển khai, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội, mạng viễn thông.