• Hòn Đá Bạc nằm ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có diện tích khoảng 6,43ha, là một cụm đảo đẹp bao gồm ba hòn lớn, nhỏ nằm gần nhau là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc.

  • Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, cách trung tâm thành phố Cà Mau 4km. Đình được xây dựng từ năm 1907. Trải qua bao biến cố của chiến tranh, Đình đã bị hư hỏng nặng. Sau năm 1975, nhân dân xây dựng lại Đình, với 4 cột, 4 mái, diện tích 65m2, nền lót gạch tàu, mái lợp ngói máng, 4 góc có gắn 4 cá chép cách điệu, trên nóc có 2 con rồng. Từ ngoài nhìn vào, ngay giữa sân thờ Thần Nông, bên phải thờ Công, bên trái thờ Bà. Bên trong đình, chính giữa thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía sau là thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, phía bên phải thờ Hữu Ban, bên trái thờ Tả Ban, hai bên hông Đình thờ Tiền hiền. Đình được sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh của Vua Tự Đức đệ ngũ niên.

  •  Bến Vàm Lũng nằm ở rạch Chùm Gộng, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đây là bến tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển.

  • Địa điểm Làng rừng Vồ Dơi, thuộc ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hiện nay, Địa điểm Làng rừng Vồ Dơi đã trở thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ và nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

  • Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, thuộc ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

  • Chùa Saraymel Chey (Chùa Cao Dân) tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 11/6/2007. Ngày 29/12/2017, Chùa Cao Dân được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.

  • Hòn Khoai nằm phía đông nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, có diện tích 4km2. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập. Trên đảo có nhiều con suối, có hai con suối lớn nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xây ngọn hải đăng trên đỉnh hòn cao 12,05m, có công suất quét sáng bán kính 35 km, nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ - Côn Đảo - Hòn Khoai - Phú Quốc để chiếu sáng cho tàu biển đi lại trên biển Đông.

  • Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 29 điểm thuộc Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

  • Chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) tọa lạc tại số 84/4, đường Rạch Chùa, phường 4, thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng vào năm 1840. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa với mái gói máng có hình quả ấn, phỏng theo mái đình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc sắc trong đường nét kiến trúc ở ngôi Tam Bảo là việc dùng đồ sứ ốp vào các họa tiết có chất liệu bằng xi măng tạo thành một áng thờ có đường nét là hình ảnh các linh vật Long – Lân – Qui – Phụng được gắn lên tạo thành bao lam bao quanh ngôi chánh điện như một chiếc lộng che lấy các tượng Phật.

  • Trang đầu 12 Trang cuối