Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Display portlet menu
end portlet menu bar

  • Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15, từ cuối 1959 đến 1960 nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt để giành chính quyền. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Bác ái, tỉnh Ninh Thuận (ngày 7-2 đến cuối năm 1959); cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Quảng Ngãi (28-8-1959); cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre (17-1-1960); cuộc nổi dậy đồng loạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (20-10-1960)...

  • Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và cùng các nước dự Hội nghị Giơnevơ ký Tuyên bố cuối cùng. Đại diện Chính phủ Mỹ không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ. Mỹ dựa vào đó để ngang nhiên không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam Việt Nam để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền Nam bằng chính sách thực dân mới.

  • Tối ngày 21/4/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng khai mạc Liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng lần thứ X, năm 2015. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Lê Huỳnh Kỳ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân đã đến  dự.

  • Đây chính là lời khẳng định của đồng chí Nguyễn Hồng Cơ (Ba Báu), nguyên Chính trị viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, nguyên Chỉ huy phó Chiến dịch giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau 30/4/1975. Ông là một trong những thành viên đóng góp tích cực cho quá trình hình thành, hoàn chỉnh lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử Tỉnh đội tỉnh Cà Mau. Xoay quanh chiến dịch giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau, một lần nữa, những gì của cả chính sử và cả những chi tiết thú vị khác được tái hiện lại sau 40 năm Cà Mau hoàn toàn giải phóng.

  • Có những điều mà nhật ký Lê Văn Một đã không nói hết, do anh phải tập trung thời gian, sức lực đối đầu với những tình huống xảy ra trên biển: sóng gió, bão bùng, hoặc tàu địch bủa giăng. Thuyền trưởng Lê Văn Một đã làm gì để bảo vệ con tàu quý giá trong những tình huống hiểm nghèo ấy? Đoạn sau được người em họ Nguyễn Thị Loan ghi lại lời kể của anh sau chuyến đi.

  • Trong 10 năm từ 1962 đến 1972, tại bến Đồ Sơn (Hải Phòng) đã có gần một trăm lượt con tàu bí mật của Đoàn 125 xuất phát, vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, phương tiện và hàng trăm cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần làm nên nhiều chiến công vang dội. Bến Đồ Sơn còn được gọi mật danh là “K.15”.

  • Những ngày này, Đất Mũi Cà Mau, đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm Ngày hoàn toàn giải phóng. Tuy mảnh đất nơi đây đã thay da đổi thịt, nhưng từng địa danh, từng con đường vẫn hằn dấu chiến tích oai hùng của quân và dân Cà Mau trong những ngày đấu tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trung tướng Trần Phi Hổ, Anh hùng LLVT nhân dân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, bồi hồi kể lại:

  • "Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".

  • Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Song, chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari.

  • Trang đầu 123456 Trang cuối