{"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAKGIT7":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}}
-
Lịch sử cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã dành cho xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển một vị trí khá trân trọng. Những khu rừng như Vàm Lũng, Rạch Ráng, Xẻo Già… đã trở thành làng rừng, vùng căn cứ cách mạng. Trong những năm chiến tranh ác liệt, người dân nơi đây dù phải “cất nước từng lon, đói ăn trái mắm” mà không một ai chạy ra vùng giặc tạm chiếm, quyết bám đất, bám rừng để theo Đảng, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng. Rạch Gốc, Tân Ân được vinh dự đã trở thành điểm mở đường, là nơi tiếp nhận, cất giấu vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển.
-
Phát huy thắng lợi của cuộc tiến công giải phóng thành phố Sài Gòn, từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, đồng bào chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, góp phần đi đến thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.
-
Đến cuối năm 1974, cách mạng 2 miền có những bước phát triển thuận lợi. Trước sự chuyển biến của tình hình, hội nghị Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976
-
Thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu tiến hành hợp nhất vào ngày 01/01/1976 lấy tên là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.
-
“…Hôm nay chúng ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động trong lúc nhân dân cả nước ta đang chào mừng một chiến thắng cực kỳ to lớn của nhân dân cả nước ta, một chiến thắng huy hoàng vào bậc nhất của lịch sử nước ta.”
-
Ngay từ buổi đầu đi khẩn hoang, mở đất, thiên nhiên đã hào phóng tạo cho Cà Mau con sông Tam Giang cuồn cuộn phù sa để bồi đắp, hình thành nên những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dòng sông Tam Giang đã trở thành mồ chôn của “Hạm đội nhỏ Hoa Kỳ”.
-
Chiều ngày 18/3/2015, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình; Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Công Bửu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi và Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải đồng chủ trì cuộc họp để triển khai, chỉ đạo công tác chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015).
-
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày niềm Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2015), Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau giới thiệu tóm tắt quá trình tiếp quản thị xã Cà Mau ngày 01/5/1975, theo lời kể của ông Nguyễn Hồng Cơ, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội Cà Mau, nguyên phó Ban chỉ huy chiến dịch tiếp quản thị xã Cà Mau năm 1975.
-
Trong những năm chiến tranh, khu vực Cà Mau là một trong những điểm bị địch đánh phá ác liệt, nhất là khu căn cứ và vùng giải phóng. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, tỉnh chủ trương phát động phong trào quần chúng từ nông thôn đến thành thị dọn dẹp những dấu vết bom đạn. Ở nông thôn, bà con tích cực sửa sang vườn tược, xây dựng lại làng xóm, sang bằng các nền đồn. Đồng thời, chăm lo chế độ, chính sách đối với những người có công, nhất là những gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn, nghèo khó.