Những năm qua, phong trào thi đua dân vận khéo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Những mô hình dân vận khéo hiệu quả đã góp phần khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của cán bộ và người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Mô hình đưa màu xuống ruộng của Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời là một điển hình.
Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, những năm qua thanh niên Nguyễn Xuân Trường, ở Ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh luôn gương mẫu, đi đầu trong việc trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh trước nhà theo quy định để tạo phong cảnh đẹp cho nơi ở của gia đình và đường quê, thôn xóm. Việc làm thiết thực của thanh niên Nguyễn Xuân Trường đã được địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Mặc dù, tuổi đã cao, sức đã yếu và thường hay bệnh tật nhưng cựu chiến binh Đoàn Văn Ngon, ở Ấp 6, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh vẫn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của người lính Cụ Hồ. Hàng ngày, bác Ngon luôn siêng năng, cần cù trong lao động sản xuất và tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Thời gian qua, phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng hội viên nông dân trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Trong đó, tăng gia sản xuất là yếu tố quan trọng góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình trong từng hộ nông dân và thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua trên địa bàn huyện U Minh đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên vượt khó làm kinh tế giỏi để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Trong đó, thanh niên Lê Văn Huynh, ở Ấp 13, xã Khánh Thuận là một điển hình trong phong trào vượt khó, vươn lên trở thành tỉ phú.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng giải phóng dân tộc, nhiều người được vinh danh... Người người nối tiếp nhau, viết lên trang sử vẻ vang cho dân tộc, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng vĩ đại nhất, trang sử Người để lại là trang sử vẻ vang nhất.
Vào dịp Tết Canh Ngọ 1930, cách đây tròn 88 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Người sáng lập Đảng là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, là Bác Hồ của nhân dân ta.
Trong các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có hàng trăm từ “khéo”, chủ yếu đề cập đến vấn đề “khéo lãnh đạo” của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Sinh thành trong gia đình có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu học, nhân nghĩa của vùng đất giàu truyền thống yêu nước, nơi đã sản sinh những danh nho, hiền tài của đất nước. Quê hương, gia đình, đặc biệt là nhân cách của người cha - Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và trải nghiệm đầu đời cùng cha đi học từ làng này sang làng khác, được hầu trà, bê tráp cho các bậc cha chú, luận bàn việc nước, đàm đạo chính sự và những bài học “vỡ lòng” từ các thầy trong nhóm “Tứ hổ Nam Đàn”… đã ảnh hưởng, nuôi dưỡng và sớm giác ngộ tinh thần yêu nước, hình thành nhân cách người thầy giáo Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ kiệt xuất Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh!
Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, Hồ Chí Minh với lòng yêu nước nồng nàn đã có chí căm thù quân xâm lược, giải phóng đồng bào. Người trăn trở về con đường cứu nước. Hết sức khâm phục các bậc cha chú như: Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng Hồ Chí Minh không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Người tự quyết định con đường riêng của mình là đi sang phương Tây (Tây du), tới tận sào huyệt của kẻ xâm lược, khám phá, tìm hiểu thế giới, xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào.