• Hòn Đá Bạc nằm ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có diện tích khoảng 6,43ha, là một cụm đảo đẹp bao gồm ba hòn lớn, nhỏ nằm gần nhau là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc.

  • Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, cách trung tâm thành phố Cà Mau 4km. Đình được xây dựng từ năm 1907. Trải qua bao biến cố của chiến tranh, Đình đã bị hư hỏng nặng. Sau năm 1975, nhân dân xây dựng lại Đình, với 4 cột, 4 mái, diện tích 65m2, nền lót gạch tàu, mái lợp ngói máng, 4 góc có gắn 4 cá chép cách điệu, trên nóc có 2 con rồng. Từ ngoài nhìn vào, ngay giữa sân thờ Thần Nông, bên phải thờ Công, bên trái thờ Bà. Bên trong đình, chính giữa thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía sau là thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, phía bên phải thờ Hữu Ban, bên trái thờ Tả Ban, hai bên hông Đình thờ Tiền hiền. Đình được sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh của Vua Tự Đức đệ ngũ niên.

  •  Bến Vàm Lũng nằm ở rạch Chùm Gộng, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đây là bến tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển.

  • Địa điểm Làng rừng Vồ Dơi, thuộc ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hiện nay, Địa điểm Làng rừng Vồ Dơi đã trở thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ và nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

  • Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, thuộc ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

  • Chùa Saraymel Chey (Chùa Cao Dân) tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 11/6/2007. Ngày 29/12/2017, Chùa Cao Dân được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.


  • Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được xây dựng tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.


  • Trận đánh bao vây bức rút Chi khu Năm Căn, năm 1968 có địa điểm tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.


  • Địa điểm thành lập lực lượng Thanh niên xung phong tỉnh Cà Mau tọa lạc tại ấp Lộ Xe, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.


  • Đình Thần Tân Đức tọa lạc tại Ấp 8, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.


  • Đình Thần Tân Định có tên thường gọi là Đình Ông Cọp (vì có tượng Cọp trên sân đình), tọa lạc tại ấp Bình Định, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.


  • Chùa Đầu Nai – SERAYCHUMBOTUMENCHEY (tên gọi đầy đủ tiếng Khmer) tọa lạc tại Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình. Tên chùa mang ý nghĩa là “Liên hoa thắng hội”. Tên gọi dân gian là “Chùa Đầu Nai”, do vị trí chùa nằm gần kênh Đầu Nai.


  • Lễ hội vía Bà Thủy Long là loại hình lễ hội truyền thống. Chủ thể văn hóa là cộng đồng cư dân thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.


  • Nghề làm tôm khô là nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Chủ thể văn hóa là cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


  • Nghề muối ba khía là loại hình nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Chủ thể văn hóa là cộng đồng làm nghề muối ba khía ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.


  • Nghề gác kèo ong là loại hình nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Chủ thể văn hóa là những nghệ nhân, những người thợ theo nghề gác kèo ong cha truyền con nối ở vùng rừng U Minh Hạ, huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.


  • Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; chủ thể văn hóa là cộng đồng người Khmer thuộc 2 xã Tân Lộc và Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.


  • Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất ở Cà Mau và được xếp vào danh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam. Lễ hội có nguồn gốc từ lễ hội cầu ngư của ngư dân vùng biển, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân may mắn làm ăn phát đạt, ngư dân ra khơi đánh bắt an toàn, bội thu... Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ Cá Ông ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
     

  • Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn”.