• Sáng ngày 03/10/2024, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau tổ chức lễ trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép (chuyên án CM324). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã đến dự.


  • Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa bão, gió lốc, nước biển dâng, sạt lở bờ biển, bờ sông ngày càng gia tăng, thời gian qua, huyện Phú Tân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để chủ động phòng chống thiên tai. Trong đó, giải pháp trước mắt và lâu dài là tăng cường truyền, vận động để nâng cao ý thức cho các cấp, các ngành và từng người dân, hộ gia đình trong phòng chống, ứng phó với thiên tai.


  • Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước, tỉnh Cà Mau huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương quyết liệt khắc phục những hạn chế còn tồn tại, triển khai kịp thời đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai tốt cao điểm chống khai thác IUU, quyết tâm chung tay cùng cả nước sớm gỡ “thẻ vàng” của EC.


  • Sáng ngày 30/9/2024, tại thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động công khai vụ án hình sự “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”. 


  • Ngày 27/9/2024, đoàn công tác Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Cà Mau đã  đến kiểm tra kết quả thực hiện sau hơn 20 ngày triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn huyện Phú Tân.


  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau vừa có công văn đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Ban Tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy về việc tham gia xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học - nghệ thuật giai đoạn 2021 – 2025 theo nội dung Công văn số 20731/CT-TH , ngày 06/9/2024 của Quân chủng Hải quân.

  • Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

  • Thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tiếp lên tiếng khẳng định cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông, vu cáo Việt Nam và các nước Đông Nam Á chiếm Biển Đông, xuyên tạc Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS 82). Trong bối cảnh đó, việc làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là (UNCLOS 82) là vấn đề cấp bách.

  • Để tìm hiểu bờ biển, Biển Đông, và hải đảo Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được một số bản đồ và tư liệu văn bản sau đây.

  • Nội các tâu trình việc cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng Sa, khi trở về đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. Nội các đã tra xét, đề nghị:

  • Nội các tâu trình ông Phạm Văn Sênh đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, khi trở về đã kê khai sai số người đi thực hiện công vụ nên việc ban thưởng có số thừa. Số tiền bạc thừa chưa lĩnh, mà lại quá ít, nên Nội các xin gia ân cho miễn xét tội cho ông Sênh.

  • Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), Quan Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng là Nguyễn Văn Ngữ tâu trình việc chủ thuyền buôn người Pháp Đô-Ô-Chi-Ly cùng phái viên người Việt Lê Quang Quỳnh đi buôn bán ở Lữ Tống (Phi-lip-pin) gặp nạn tại Hoàng Sa. Thủ ngự Nguyễn Văn Ngữ được báo đã sai thuyền tuần tiễu cứu họ.